Vật liệu này hiện rất được ưa chuộng vì nó có thể kết hợp được sự sang trọng ấm áp của gỗ truyền thống cùng tính bền bỉ với thời gian của sàn gạch. Trên thị trường đã có khoảng trên 15 nhãn hiệu sàn gỗ công nghiệp khác nhau với xuất xứ cũng như chủng loại đa dạng.
Phần lớn sàn gỗ công nghiệp có trên thị trường hiện nay có xuất xứ từ châu Âu và châu Á với những tên tuổi đã trở nên quen thuộc với khách hàng như Robina, Kronogold, Kronomax, Perfectlife, Inovar, Vohringer, Kahn,.. Trong số này, sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia đang được xem là có thị phần lớn nhất do có chất lượng cao và màu sắc cũng như chủng loại phong phú.
Tuy nhiên, một số công ty nhập sàn gỗ công nghiệp từ các nước trong khu vực những quảng cáo mập mờ là “sàn gỗ công nghệ Đức”, “sàn gỗ Tây Đức”. Do vậy khi đi mua, ngoài việc xem xét trực tiếp trên sản phẩm xem có chữ “Made in Germany” hay “Made in Sweden”, bạn còn nên yêu cầu người bán hàng xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O), vì trên đó sẽ thể hiện rất rõ về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và loại giấy chứng nhận này rất khó làm giả .
Theo các chuyên gia của tập đoàn Classen CHLB Đức, người tiêu dùng cần quan tâm đến ba thông số chính, đó là: cường độ chịu mài mòn (abrasion resistance), độ dày sản phẩm (thickness), và khả năng chịu va đập (shock resistance).
Cường độ chịu mài mòn, thường được ký hiệu từ AC1 đến AC5, là thông số quan trọng nhất quyết định việc sản phẩm đó sẽ được lát ở đâu. Thông số AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt. Trong khi AC2 và AC3 thường được lát trong khu vực gia đình thì AC3 và AC5 có thể lát được ở những nơi công cộng như showroom, phòng tập thể thao, bệnh viên, nhà ga...
Khả năng chịu va đập với ký hiệu từ IC1 đến IC2 là thông số đảm bảo sàn của bạn sẽ không bị biến dạng khi có vật nặng bị rơi xuống sàn.
Độ dày sản phẩm (thường từ 8mm đến 12mm) thực tế không liên quan gì nhiều đến vấn đề chịu lực, chịu tải hay cường độ mài mòn mà nó chủ yếu liên quan tới tính ổn định của sản phẩm khi được lát liên tục trên một diện tích lớn và sản phẩm càng dày thì tính ổn định càng cao. Độ dày 8mm phù hợp với mọi mục đích sử dụng trong gia đình 12mm phù hợp với nơi công cộng.
Mặc dù vật liệu có thể lát thẳng lên bất cứ một mặt phẳng nào mà không dùng hệ thống xương dầm như gỗ tự nhiên, bạn cũng nên kiểm tra lại mặt sàn của mình đã tương đối phẳng chưa, chỉ cần đừng chênh lệch quá 4 mm cho mỗi khoảng cách 2 m bất kỳ. Nếu là mặt sàn vừa láng xi măng thì ít phải chờ ít nhất 2 tuần cho khô hẳn trước khi lắp đặt.
Ngoài các đặc tính vượt trội hơn hẳn gỗ tự nhiên như ít co, ngót, cong vênh hay không chầy xước, sàn gỗ công nghiệp còn được xem là có độ bền không kém gì gỗ tự nhiên. Tuy nhiên khi sử dụng phải chủ ý các loại chân bàn và ghế có lắp nút cao su hoặc nhựa. Cẩn thận khi di chuyển các đồ vật nặng trong phòng và nên dùng thảm chùi chân ở lối ra vào phòng. Không dùng khăn ướt sũng nước để lau mà chỉ dùng khăn ẩm hoặc máy hút bụi. Không được dùng các hóa chất cũng nhưng bất cứ vật liệu nào đẻ đánh bóng sàn. Không lau sàn bằng khăn có sợi kim loại cũng như vật liệu có bề mặt ráp khi làm vệ sinh sàn.
Giá bán của các loại sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu có trên thị trường dao động từ khoảng từ 230,000 đồng/m2 đến 340,000 đồng/m2 bao gồm cả phí vận chuyển, công lắp đặt và phụ kiện kèm theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét